Xanh Xanh Agri
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TỈA CÀNH TẠO TÁN CÂY ĂN QUẢ

Go down

TỈA CÀNH TẠO TÁN CÂY ĂN QUẢ Empty TỈA CÀNH TẠO TÁN CÂY ĂN QUẢ

Bài gửi by Admin Mon Aug 22, 2016 4:31 pm

Bài viết này dựa trên những kinh nghiệm thực tế tôi thu hoạch trong quá trình tỉa cành tạo tán vườn cam. Qua đó tôi mở rộng ra thành một bài viết chung về kỹ thuật tỉa cành và tạo tán trên cây ăn quả.
1. Lý do cần phải tỉa cành, tạo tán.
- Tỉa cành: Tỉa cành là loại bỏ đi những cành không nằm trong mục đích sử dụng của cây (quang hợp, cho năng suất, bóng mát,…) nhằm tạo cho cây quang đãng tránh rập rạp qua đó giảm nơi trú ngụ của sâu bệnh. Tỉa cành còn giúp điều tiết chất dinh dưỡng của cây nhằm mục đích nuôi quả hay nuôi những cành có phẩm chất tốt tốt hơn. Ngoài giảm một lượng sâu bệnh hại nhất định và giúp cây sinh trưởng tốt hơn thì tỉa cành cũng giúp trẻ hóa cây, nâng cao tuổi thọ cây.
- Tạo tán: Kết hợp với tỉa cành già cành xấu cành không có giá trị sử dụng trên cây là tạo tán. Tạo tán nhằm mục đích tạo cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, dễ cho thu hái và tạo ra sự hài hòa về hình thái của cây.
Tỉa cảnh tạo tán là bước quan trọng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây, giúp cây chuẩn bị tốt nhất khi bước vào giai đoạn thu hoạch kinh tế.
2. Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán.
Thông thường, tạo tán cây thành từng tầng tỏa tròn như mâm xôi. Tùy loại cây và kích thước cây mà tán cây đầu tiên cách đất từ 0,5-1 mét. Khi tỉa cành phải loại bỏ những cành già, cành xấu, cành không cho giá trị kinh tế hay giá trị dinh dưỡng. loại bỏ những cành đâm xuống đất. Thông thường ngay từ khi cây còn nhỏ mà có hướng để cành chính cho thích hợp, thường là 3 cành hay 5 cành chính tỏa đều ra các hướng. Chú ý không giữ quá nhiều cành làm cành chính. Loại bỏ những cành không cần thiết bằng kéo, cắt sát tới thân hoặc đoạn cắt dài tốt đa 2cm. Vết cắt phải bằng phẳng. Nếu dùng dao phải dứt khoát chặt 1 đường dao, không bập nhiều nhát dao để chặt cành. Nếu cành to phải dùng cưa. Giữ những cành chính này làm cơ sở để tạo tán cây sau này. Chú ý không giữ những cành che ánh sáng của nhau để tạo tán. Cành nào tốt hơn, đẹp hơn thì ta giữ, cắt bỏ cành còn lại để không che ánh sáng của nhau.
Từ những cành chính ban đầu có thể dùng dây buộc xuống ghim dưới đất để cố định hướng cành. Vít cho cành chính nằng ngang so với mặt đất và tỏa tròn cây theo các hướng. Chú ý phân biệt giữa tạo tán cây và vít cây. Vít cây là một phần trong tạo tán cây và vít phải đủ cong thì mới đạt hiệu quả, không phải cứ vít những chồi lên cao xuống là được. Đòi hỏi có kỹ thuật.
Sau khi vít xong đợt một tiếp tục loại bỏ những chồi đâm xuống đất. Mỗi cành chính giữ từ 6-9 chồi đẹp. 1-3 chồi đâm thẳng lên, 1-3 chồi đâm sang mỗi bên của cành (gọi là cành cấp 3). Tiếp tục định hình những cành cấp 3 này tương tự như cành chính. Sao cho tới cành cấp 4 tán cây đã tròn. Những cành cấp 3 từ cành chính đâm thẳng lên tiếp tục được vít cong tạo thành tán thứ hai. Giữ các cành phụ tiếp theo tương tự như đối với tán thứ nhất. Chỉ nên tạo từ 1-3 tán như vậy đối với tùy loại cây và tùy cây. Sau khi định hình xong hết các tán những chồi đâm lên sẽ vít tròn sang các bên bên để cành rủ xuống như mâm xôi. Trong quá trình định hình tán liên tục tỉa bỏ những cành nhỏ, cành không mục đích để tán cây được tròn đẹp. Cây thoáng đãng không rập rạp là nơi trú ngụ của sâu bệnh.
3. Một số lưu ý.
Tỉa cành tạo tán là quá trình năm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây. (3 giai đoạn gồm: kiến thiết cơ bản, thu hoạch kinh tế, tàn lụi). Vì vậy trong khi đang tạo tán không được để cây mang quả, nếu có chỉ nên mang quả bói với số lượng ít.
Sau mỗi đợt tỉa cành, vít cành phải bón phân, tưới nước thúc đẩy cây ra chồi phát triển tốt. Tránh trường hợp cây ra nhiều chồi mà chồi nhỏ, không phát triển thành cành lớn.
Dây buộc vít cành phải buộc lỏng nút. Giữ dây tối đa 3 tháng trên cây phải gỡ bỏ.
Khi vít cành vừa phải mềm tay cũng phải cứng tay. Vít đủ độ ngang bằng với mặt đất hoặc cao hơn một chút, không vít quá cao hoặc quá thấp. Nên uốn cành để tạo độ cong đẹp mắt cũng như hạn chế gẫy cành.
Độ tuổi tạo tán giữ cành chính ngay từ khi còn nhỏ. Khi cành chính vít ra được đường kính hai đầu tán trên 1,5 mét có thể tiến hành vít cành chính. Không nên để cành quá lớn dễ gẫy cành.
Tốt nhất nên vít cành vào đầu mùa mưa.

Video tham khảo https://youtu.be/4-3wgxIuifc

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 22/08/2016

https://xanhxanh-agri.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết